[K12] DỰ ÁN "ÂM VANG ĐẠI NGÀN"

HS Khối 12 tại Làng cà phê Trung Nguyên


I. TỔNG QUAN DỰ ÁN

Tây Nguyên được biết đến là "thủ phủ" cà phê, thiên nhiên hoang sơ kì vĩ như dòng sông Đăk Bla, Sê San, Serepok, vườn quốc gia York Đôn, Biển hồ T'nưng - Đôi mắt Pleiku, chú voi con ở Bản Đôn,..nơi đây không khí yên bình, khí hậu trong lành, mát dịu và màu xanh ngút ngàn của đại ngàn hùng vĩ, của thiên nhiên và núi rừng trùng điệp, nền di sản văn hóa lâu đời nổi tiếng với các huyền thoại như Sử thi Đăm Săn, nhà dài, cồng chiêng, chén rượu cần.... sẽ mang đến cho các học sinh khối 12 những trải nghiệm ý nghĩa. 
Trong nội dung chương trình học tập lớp 12, các môn học Địa , Lịch sử, Ngữ văn, thuật, Âm nhạc có điểm gặp gỡ, kết nối hướng về chủ đề khám phá vùng đấthoang ”, giàu chấtđất, chấtngườiTây Nguyên, trong quá khứ chứng kiến giai đoạn lịch sử quan trọng ngày nay vùng kinh tế với nhiều tiềm năng phát triển nôngcông nghiệpdịch vụ. Từ sự “gặp gỡ” ấy, nhóm giáo viên Địa Lịch sử  - Ngữ văn thuậtÂm nhạc đã xây dựng kế hoạch học tập trải nghiệm – liên môn mang tên Âm vang đại ngàn”. 
Dự án học tập này góp phần giúp học sinh khám phá vùng đất Tây Nguyên huyền ảo của nước ta. Đồng thời, học sinh sẽ có được một góc nhìn so sánh, đối chiếu giữa thiên nhiên, văn hoá, kinh tế, con người Tây Nguyên để thấy được nét đặc trưng và sự khác biệt cơ bản với những vùng miền khác. Đây cũng là cơ hội lớn để kết nối quá khứ với hiện tại, để trân trọng, lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc trong thời hội nhập. Đồng thời, trong chuyến đi, để đánh dấu năm học cuối cấp, về công tác chủ nhiệm, các con các thầy sẽ triển khai hoạt động phục vụ cộng đồng. 

II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI




III. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Ngày 1, 2. Tại Đak Lak 
Điểm đến đầu tiên của HS là Làng cà phê Trung Nguyên. Tại đây, HS được truyền cảm hứng về sự khởi nghiệp của "vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ.
          
HS học trải nghiệm tại Làng cà phê Trung Nguyên
Điểm đến thứ 2 trong lịch trình đi chuyển là Bảo tàng Thế giới cà phê nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, thuộc phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột. Với lối kiến trúc hiện đại, độc đáo và tuyệt đẹp theo kiểu dân tộc, bảo tàng cà phê Buôn Mê Thuột không chỉ là nơi giúp HS hiểu hơn về cội nguồn của cà phê cũng như văn hóa về cà phê trên toàn thế giới với ấm pha cà phê, máy xay và hoạt động cho khách dùng thử cà phê. Cùng với đó là mô hình các khu thu hoạch, lưu trữ, chế biến, giới thiệu sản phẩm... khiến tất cả HS đến đây cũng ồ à, thung thướng😀        
               
                HS cùng trải nghiệm điệu nhảy cộng đồng của Tây Nguyên.                                               HS nghe thuyết minh về cách chế biến cà phê vợt
Phục vụ cộng đồng - một trong những hoạt động trọng điểm của chuyến đi Tây Nguyên lần này và cũng là hoạt động thường niên được đồng hành kết hợp của bất cứ các dự án học tập và trải nghiệm liên môn nào của các Olympians. K12 năm nay đã đến với các em nhỏ lớp 1,2 tại điểm Trường Tiểu học Lê Đình Chinh - xã Cư Amung, huyện EaH'leo, tỉnh Đăk Lăk với trọn vẹn 1/2 ngày ý nghĩa và hoạt động hết mình: vẽ tranh tường trang trí thư viện trường, tặng sách cho thư viện trường, trồng cây tại sân trường, tổ chức các trò chơi dân gian cho các em bé lớp 1 -2, tặng cặp sách và đèn học chiếu sáng.... Những đóng góp bé nhỏ từ quỹ tiết kiệm cá nhân, các hoạt động gây guỹ cộng đồng và sự vào cuộc đồng hành của các bậc PHHS K12 năm nay đã phần nào làm khang trang hơn ngôi trường bé nhỏ tại EaH'leo và tiếp thêm động lực cho các em nhỏ tại đây cũng như các bạn K12 trong chặng đường học tập, cống hiến tiếp theo!
HS cùng thiết kế bức vẽ trang trí thư viện trường                         Và đây là...thành quả

  Cùng tổ chức trò chơi cho các em HS                                            
Trong tiếng Ê đê, “Troh Bư” có nghĩa là “Lũng cá lóc đá”, gắn liền với một câu chuyện truyền thuyết của người Tây Nguyên xưa. Tại đây, HS được trải nghiệm sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ trên những mái nhà dài Tây Nguyên nằm giữa đại ngàn với hoa là hoa, sống trong không khí lễ hội cồng chiêng của buôn làng Tây Nguyên, lần đầu được thấy và chạm vào những chiếc đàn đá khổng lồ, thưởng thức những món ăn cổ truyền của người Ê đê, Gia Rai, Mơ Nông và lắng nghe những điệu dân ca của người bản địa....
Một câu hỏi chung cho tất cả mn trong chuyến đi, phải chăng thổ nhưỡng và khí hậu đã ưu đãi mảnh đất Tây Nguyên để nơi đây cỏ hoa xanh tươi, núi đồi bát ngát và con người thì dễ chịu, nồng hậu mà thuần khiết đến vây?
                                                                          HS cùng trải nghiệm kĩ thuật đánh cồng chiêng trong văn hoá Tây Nguyên
             

  

IV. SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

Sản phẩm của học sinh được đánh giá thông qua Hồi kí với điểm "độc đáo" từ góc nhìn cá nhân. Các sản phẩm này được upload trên folder của Google Driver TẠI ĐÂY

                   
                                                                                    HS cùng trải nghiệm kĩ thuật đánh cồng chiêng trong văn hoá Tây Nguyên

                        

Đăng nhận xét

0 Nhận xét