[K11] Báo cáo học tập_NGÀY HỘI DI SẢN

 

Showcase - Ngày hội di sản được thực hiện từ 13h30 – 16h thứ 6, ngày 12 tháng 4 năm 2024 học sinh khối 10 trường phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội). Đây Là một hoạt động cuối của dự án Kế thừa và lan tỏa trong bộ môn Lịch sử khi được học về Chuyên đề Bảo tồn di sản văn hóa ở lớp 10. Thông qua  các hoạt động cụ thể của Ngày hội di sản học sinh tham gia thực hành các hoạt động nhằm bảo tồn các di sản văn hóa Việt Nam. Từ đó học sinh tham gia hoạt động nhằm tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống góp phần nâng cao nhận thức giá trị lịch sử, bồi dưỡng tinh thần tự tôn dân tộc, lòng yêu nước. Hoạt động này cũng nhằm phong phú hoạt động kiểm tra đánh giá đối với học sinh, học sinh tham gia showcase để lấy điểm hệ số 3 môn Lịch sử học kì II năm học 2023 - 2024.

Showcase được diễn ra ở hai không gian chính: nhà Hát cho hoạt động khai mạc và không gian tương tác ở sảnh tầng 1, sảnh xung quanh sân bóng rổ ngoài trời của nhà trường. Các hoạt động chính trong Ngày hội di sản đã được các học sinh chuẩn bị và báo cáo như: sân khấu hóa, tương tác, truyền thông. Trong phần khai mạc Ngày hội di sản, học sinh được sân khấu hóa, đã "hóa thân" thành các liền anh, liền chị để trình diễn các tiết mục dân ca quan họ, không chỉ vậy những tác phẩm âm nhạc có âm hưởng dân ca cũng được học sinh lựa chọn trình diễn, tham gia trình diễn trang phục áo dài truyền thống. Hoạt động tương tác bao gồm: trò chơi dân gian (kéo co, đi cà kheo, ô ăn quan...); các hoạt động thực hành phong tục tập quán truyền thống như: têm trầu cánh phương, vẽ mặt nạ truyền thống, chụp ảnh với trang phục truyền thống...; các món ăn truyền thống: làm bánh dày, bánh trôi bánh chay... đều được học sinh chuẩn bị, lên kế hoạch, và hướng dẫn những người tham gia trải nghiệm. Hoạt động được chia thành 2 ca để học sinh khối 10 không chỉ là học sinh tổ chức Ngày hội di sản mà chính các con là người tham gia ở vai trò người chơi.

Ngày hội di sản diễn ra trong một buổi chiều, với số lượng tham gia đông đảo của hơn 200 học sinh đến từ khối 10 và 11 mang lại những góc nhìn, cách làm đa chiều để có thể tham gia gìn giữ di sản văn hóa truyền thống Việt. Mặc dù vẫn còn những điều cần phải rút kinh nghiệm ở năm học đầu tiên khi tổ chức hoạt động này, tuy vậy dự án đã nhận được những phản hồi khá tích cực từ các bạn học sinh. Dưới đây là một phản hồi đến từ bạn Nguyễn Ngọc Huyền Châu: " Qua dự án này em đã được tham gia một hành trình đa dạng về văn hóa và nghệ thuật truyền thống. Bằng cách nắm vững lịch sử em hiểu sâu hơn về nguồn gốc và phát triển của nền văn hóa mà còn nhận ra giá trị của việc kế thừa và bảo tồn di sản văn hóa. Em đã học được cách diễn kịch và múa, từ việc thể hiện cảm xúc đến cách múa bằng quạt theo nhạc. Điều này không chỉ giúp em phát triển kỹ năng biểu diễn mà còn nâng cao sự nhạy bén và tinh thần đồng đội.  Dự án đã giúp em hiểu rõ hơn về bản thân  qua việc thử nghiệm và khám phá những lĩnh vực mới. Qua việc tham gia vào các hoạt động như vẽ mặt nạ tuồng, diễn kịch, múa, làm bánh truyền thống và tham gia các trò chơi truyền thống, em đã nhận ra những kỹ năng mà trước đó em chưa nhận ra. Em thấy hứng thú và tự tin hơn trong việc tham gia vào các hoạt động nghệ thuật và văn hóa, cũng như trong việc làm việc trong một nhóm".

Hình 1: Học sinh tham gia học tập trải nghiệm làm bánh Phu thê trong giai đoạn học tập trải nghiệm tại Bắc Ninh tháng 3 năm 2024

Hình 2: Học sinh khối 10 tham gia giao lưu hát Quan họ với các nghệ nhân trong buổi học tập trải nghiệm tại Bắc Ninh

Hình 3. Học sinh tham gia tương tác góc Trò chơi dân gian
Hình 4. Học sinh tham gia tương tác góc Trò chơi dân gian
Hình 5. Hình 3. Học sinh tham gia tương tác góc Trò chơi dân gian
Hình 6. Học sinh tham gia tương tác góc Phong tục truyền thống
Hình 7. Học sinh tham gia tương tác góc Phong tục truyền thống
Hình 8. Học sinh tham gia tương tác góc Ẩm thực truyền thống
Hình 9. Học sinh tham gia tương tác góc Ẩm thực truyền thống

Đăng nhận xét

0 Nhận xét