[K12] CHIẾN TRANH_NỖI ĐAU TỪ HAI PHÍA

CÓ MỘT GIỜ HỌC NHƯ THẾ!


Với mục tiêu giúp HS hiểu sâu hơn về bối cảnh lịch sử, diễn biến và ý nghĩa to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), tiết học trong Bài 8 Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), Lịch sử 12 được tổ chức theo phương pháp học tập qua trạm với sự các tư liệu đọc dưới góc nhìn từ hai phía (Mỹ & Việt Nam).


Trước tiết học, GV đã chuẩn bị các tư liệu đọc cho từng trạm: 

Trạm 1 “Hồi chuông Mỹ Lai” tái hiện thảm kịch kinh hoàng tại tại thôn Mỹ Lai (Quảng Nam)

Trạm 2Khoảnh khắc không lời” với hình ảnh chiến tranh giàu cảm xúc

Trạm 3Ký ức chiến tranh” qua ký ức của các nhân chứng lịch sử. 







Hình 1. Các tư liệu đọc kèm mã QR thông tin chi tiết






Hình 2. Phần chuẩn bị không gian học tập trước giờ học


Trong giờ học, HS được chia nhóm, lần lượt di chuyển qua từng trạm để thảo luận và ghi nhận kiến thức với thời gian được ấn định:



Qua các tư liệu, HS cảm nhận sâu sắc nỗi đau mà chiến tranh gây ra, không chỉ từ góc nhìn của nhân dân Việt Nam mà còn từ phía người Mỹ. Những câu chuyện về Mỹ Lai hay hình ảnh làng quê Việt Nam bị tàn phá khiến các em thấm thía sự tàn khốc của chiến tranh và trân trọng giá trị của hòa bình. Đồng thời, qua những dòng hồi ký của cựu binh Mỹ, các em nhận ra rằng chiến tranh không chỉ để lại những vết thương trên đất nước Việt Nam, mà còn ám ảnh tâm trí cả những người lính phía bên kia chiến tuyến. Sự đối lập nhưng thống nhất trong cảm xúc này giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về giá trị nhân văn và bài học lớn lao từ lịch sử. Từ đó, các em hiểu rằng chiến tranh là bi kịch chung của nhân loại để tự mình nuôi dưỡng khát vọng hòa bình và ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ hòa bình.


Sau giờ học là những dòng cảm xúc/ cảm nhận của chính các em về những điều đã biết, nhưng chưa đủ hoặc chưa từng biết về chiến tranh. 



Hình 3.  Những xúc cảm của HS ngay khi vừa dừng chân ở trạm học cuối 



Hình 4. Được ngẫm nhiều hơn...HS cũng sẽ viết nhiều hơn về cảm nhận của mình.




Đăng nhận xét

0 Nhận xét